Những thông tin cụ thể về chân dung khách hàng tiềm năng là cơ sở giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing của mình. Với sự chia sẻ của bà Kim Larson – giám đốc toàn cầu và Jason Klein – trưởng nhóm nghiên cứu hành vi khách hàng, chúng tôi sẽ bật mí những công cụ Google giúp các doanh nghiệp dễ dàng phân tích và tìm ra những xu hướng, tâm lý của khách hàng.
Công cụ Google Consumer Surveys
Với những công cụ thông minh của Google, chắc chắn bạn có thể nhìn thấy lượt xem và số lượng tương tác với một video quảng cáo. Tuy vậy, hãy chú ý đến cả báo cáo tỷ lệ giữ chân người xem. Sử dụng công cụ này, bạn có thể theo dõi video của mình kết hợp với một đồ thị để thấy được thời gian xem video của khách hàng. Từ đó, bạn có thể tìm ra lý do tại sao khách hàng của mình ngừng xem quảng cáo video hoặc những yếu tố nào đã thu hút họ tiếp tục xem. Đó là những thông tin bạn có thể sử dụng để tạo ra những quảng cáo ấn tượng trên Youtube.
Như ví dụ dưới đây, video từ một kênh quảng cáo trên Youtube có lượt người quan tâm nhiều hơn khi Lilly Singh xuất hiện trên màn hình. Lilly là một ngôi sao rất nổi tiếng trên Youtube với hơn 9 triệu người hâm mộ. Bạn có thể nhìn thấy lượt người tương tác với Youtube đã tăng hơn hẳn so với trước khi cô ấy xuất hiện trên màn hình.
Một công cụ khác bạn có thể xem xét khi đang xây dựng hình tượng những khách hàng tiềm năng là công cụ Google Consumer Surveys. Công cụ này sẽ giúp bạn thấu hiểu người tiêu dùng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân tách kết quả từ công cụ Google Consumer Survey dựa vào từng tiêu chí như độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, thu nhập, cơ cấu gia đình,… để đảm bảo có thể hiểu khách hàng nhất có thể. Công cụ này sẽ cho phép, bạn có nhiều thông tin để xây dựng 1 bản miêu tả về khách hàng tiềm năng.
Hiểu người tiêu dùng sâu sắc hơn với công cụ Google Trends.
Google Trends là một công cụ tuyệt vời khác giúp bạn xác nhận giả thuyết về sở thích, mối quan tâm của người tiêu dùng. Hoặc nếu bạn vẫn đang tìm kiếm chủ đề, Google Trends sẽ giúp bạn tìm hiểu xem trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh, khách hàng của bạn đang quan tâm đến chủ đề nào.
Ví dụ, trong lĩnh vực làm đẹp, chúng ta biết rằng những người quan tâm đến làm đẹp sẽ chuyển sang Youtube trong khoảnh khắc tôi-muốn-trang điểm. Bằng cách sử dụng công cụ Google Trends, bạn có thể xem được những xu hướng làm đẹp nào đang thịnh hành. Như ví dụ ở dưới, nhờ Google Trends ta thấy được xu hướng “tạo khối khi trang điểm” đang là trào lưu trong khi xu hướng “tạo khói mắt” đã là xu hướng của 5 năm trước.
Thêm nhiều ý tưởng về những gì người tiêu dùng đang quan tâm với công cụ Google Correlate.
Công cụ cuối cùng chúng ta sẽ khám phá là Google Correlate. Hãy tưởng tượng về Google Correlate như một người mai mối cho xu hướng tìm kiếm. Giả sử bạn đang tìm kiếm xu hướng mới như “tạo khối cho khuôn mặt” và bạn muốn tìm nhiều chủ đề tương tự mà khách hàng đang quan tâm. Google Correlate cho bạn thấy được những tìm kiếm khác với những xu hướng về chủ đề tương tự. Cụ thể là khi bạn nhập “làm thế nào để tạo đường khối cho khuôn mặt” vào Google Correlate, bạn có thể thấy rằng “cách kẻ mắt mèo” cũng là một xu hướng tương tự trong chủ đề này.
Nếu “tìm kiếm liên quan” trong Google Trends giúp doanh nghiệp có một cái nhìn sâu sắc hơn về mong muốn của khách hàng thì Google Correlate giúp thương hiệu khám phá những nhu cầu mới của khách hàng. Các mối tương quan này cũng có thể có ý nghĩa đối nhất định với việc tạo ra một video để quảng cáo cho doanh nghiệp.
Đến đây, bạn đã có các công cụ bổ trợ, công việc khó khăn hơn là lấy dữ liệu một cách “khoa học” và định hình nguồn dữ liệu để có một kế hoạch Marketing cụ thể với doanh nghiệp. Việc này diễn ra dựa vào việc nhập, thu thập dữ liệu, hoàn toàn không có sự hỗ trợ của một công cụ hay không có một công thức cụ thể nào. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng 3 công cụ của Google trên sẽ giúp bạn nhận định được chân dung khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình.
Theo ThinkWithGoogle