Bạn nên biết:
– 97% tổng doanh thu của Google chủ yếu là từ việc thu phí của hoạt động quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, nhất là quảng cáo trên Google.
– Số lượng khách hàng sử dụng hình thức tìm kiếm quảng cáo có trả phí trên Google đã vượt qua hình thức tìm kiếm miễn phí với tỷ lệ khoảng 2:1.
– 64% trong số người tìm kiếm click vào những kết quả được bảo đảm.
-Tổng lượng click cho quảng cáo trên Google cao hơn so với trên Facebook tới 600 lần.
Nếu bạn đang làm chủ một công ty kinh doanh nào đó và khách hàng phải tìm đến công ty của bạn thông qua những kết quả tìm kiếm thông thường, thì hẳn là bạn đang gặp phải một vấn đề rắc rối, thậm chí là ngày càng rắc rối hơn. Tại sao lại như vậy?
Giải thích ngắn gọn thì là thế này: Hình thức quảng cáo trả phí cho từng cú nhấp chuột (pay-per-click – PPC) đang dần dần từng bước vượt qua hình thức tìm kiếm miễn phí thông thường trên Google.
Nếu công ty của bạn phụ thuộc vào hình thức quảng cáo trả phí để tăng lượng truy cập, thì hẳn là bạn sẽ thấy an tâm hơn với thông tin này. Nhưng ngược lại, nếu công việc kinh doanh của bạn lại dựa vào công cụ tìm kiếm miễn phí, thì không nghi ngờ gì nữa, bạn có lẽ sẽ dần thấy được sự sụt giảm đáng kể về khách hàng, cũng như doanh thu bán hàng.
Hiện nay ở Mỹ, số lượng khách hàng sử dụng hình thức tìm kiếm quảng cáo có trả phí trên Google đã vượt qua hình thức tìm kiếm miễn phí với tỷ lệ khoảng 2:1 đối với những từ khóa mang tính thương mại cao (là những từ khóa thể hiện rõ ràng mục đích của người tìm kiếm, rằng họ muốn mua một sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nào đó, VD như với từ khóa “mua iPhone” hoặc “đồng hồ Seiko”).
Google đã đều đặn giới thiệu những hình thức quảng cáo Google bảo đảm mới lớn hơn, nhằm thẳng tới mục tiêu người sử dụng hơn và thu hút hơn, bao gồm
– Quảng cáo liệt kê sản phẩm: từ tháng 5 năm nay, hình thức tìm kiếm sản phẩm trên GOOGLE miễn phí trước kia đã trở thành một một “mô hình thương mại thuần túy”. Những quảng cáo liệt kê sản phẩm bao gồm những hình ảnh khổ lớn và tự động nhảy ra nếu có ai đó tìm kiếm một sản phẩm trong tài khoản trung tâm mua bán của nhà quảng cáo.
– Quảng cáo Remarketing: cho phép theo dõi visitor thông qua các cookies để theo đuôi người sử dụng tới các trang khác nhau và hiển thị những banner quảng cáo liên quan. (Đó là lý do vì sao khi bạn gõ “Thuê một biệt thự ở Tuscan” thì bạn sẽ bắt đầu trông thấy những pop up quảng cáo du lịch trên trang web mà bạn ghé thăm).
– Quảng cáo “bấm để gọi”: Hình thức quảng cáo trên di động này cho phép khách hàng gọi tới một số điện thoại chỉ với 1 lần bấm.
– Mở rộng quảng cáo xã hội: Cho thấy ai đó đã bấm +1 cho một trang web kinh doanh.
– Quảng cáo tại cuối trang: Một kiểu quảng cáo đã cũ nhưng vẫn phát huy hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của người sử dụng trước khi họ nhảy sang trang tìm kiếm thứ hai hoặc thử với từ khóa tìm kiếm khác.
Trong một vài trường hợp, với một số từ khóa đặc biệt “hot”. Những quảng cáo bảo đảm chiếm tới khoảng 85% diện tích khu vực phía trên khi trong trang tìm kiếm. Do đó, những quảng cáo bảo đảm nằm trong top 3 kết quả đầu trang tìm kiếm hiện đang chiếm tới hơn 40% tổng số click của toàn trang tìm kiếm đó, trong khi của dạng quảng cáo liệt kê sản phẩm là 19%. Vậy nếu làm phép so sánh với quảng cáo trên Facebook thì sao?
Tổng lượng click trên quảng cáo Google cao hơn so với trên Facebook tới 600 lần. Một con số rất đáng kể.
Tóm lại, nếu website công ty của bạn đang phải phụ thuộc chủ yếu vào những công cụ tìm kiếm truyền thống để tăng lượng khách hàng truy cập thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gặp rất nhiều khó khăn và cần tìm đến những chiến lược quảng cáo khác nhau khác.
(st)